Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

CÔNG TY AGEL BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG



CÔNG TY AGEL PHA SAN - THÊM TIẾNG XẤU CHO KINH DOANH MLM TẠI VIỆT NAM

Văn phòng Công ty Agel Việt Nam tại 73 Tràng ThiCó một thực tế, rất nhiều người chưa bao giờ đi kinh doanh đa cấp, thậm chí họ chẳng biết kinh doanh đa cấp là cái gì, nhưng vẫn có thể đưa ra một kết luận: Bán hàng đa cấp là lừa đảo. Xét một cách sâu xa, kinh doanh đa cấp chỉ là một mô hình bán hàng, tuy nhiên, có không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng nó để lừa đảo.

Kinh doanh bằng… niềm tin
Không còn lạ gì với những vụ đổ bể của mạng lưới kinh doanh hàng đa cấp nhưng việc mạng lưới bán hàng đa cấp thực phẩm chức của Công ty Agel (Mỹ) tại Việt Nam tuyên bố đóng cửa vừa qua không chỉ làm nhiều người chịu thiệt hại nặng nề mà nó còn là lời cảnh báo trong việc quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước hoạt động của hàng chục công ty bán hàng đa cấp đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay.
"Không cần vốn, quỹ thời gian cho công việc không cần nhiều lại chủ động, qua công việc có thể mở rộng được các mối quan hệ, số tiền kiếm được sẽ tăng theo cấp số nhân, nếu chuyên tâm cho công việc khả năng kiếm được vài nghìn USD thậm chí cả chục nghìn USD/tháng là bình thường… Thậm chí, cùng với việc tham gia vào mạng lưới, mọi người đều có cơ hội làm giàu, thăng tiến, thể hiện bản thân…" là những lời lẽ không mới của hầu hết những ai khi tham gia, trở thành thành viên của một mạng lưới kinh doanh hàng đa cấp. Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại có sức thuyết phục với không ít người. Đối tượng tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp không còn là những người ở các vùng nông thôn lên thành thị kiếm việc, những người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định ở các thành phố, mà hiện nay đã mở rộng ra rất nhiều thành phần trong đó có không ít người là nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, giảng viên,… Qua tiếp xúc với H.C, một thành viên của Công ty Agel Việt Nam người xây dựng cho mình một mạng lưới với nhiều thành viên cho biết, có không ít người tìm đến với kinh doanh đa cấp như một cơ hội đầu tư tài chính. Điều người ta hướng tới không phải là thành quả lao động được trả bằng hoa hồng, mà là được nhanh chóng đạt được các thứ hạng cao để được các chuyến du lịch, quỹ nhà đất, biệt thự, xe hơi. Sau đó người ta dùng chiếc xe ôtô gọi là "được thưởng" đó để làm cái mác tiếp tục đi lôi kéo người khác và cũng gợi ý đầu cơ như mình. Đó là lý do tại sao trong những buổi họp mặt mà Agel tổ chức mới đây, một thủ lĩnh ở Mỹ đã từng nhận xét rằng không có nơi nào trên thế giới như ở Việt Nam, chỉ trong thời gian rất ngắn lại có rất nhiều người tham gia và khát khao đạt đến cấp độ Diamond đến như vậy! (Diamond là cấp độ rất cao trong hệ thống Agel, được thưởng quỹ xe hơi, mỗi tháng thu nhập từ 20.000USD trở lên).

Lách luật, bỏ rơi người tiêu dùng
Mặc dù đã có văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp (Nghị định 110/2005/NĐ- CP) nhưng lĩnh vực kinh doanh này đã bị nhiều người lợi dụng, biến tướng. Chính điều này khiến kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hoàn toàn không còn ý nghĩa kinh doanh đích thực và từ đó gây ra hàng loạt thiệt hại cho các nhà phân phối, mà lâu nay báo chí phê phán, xã hội lên án. Không khó để liệt kê ra đây những chiêu lách luật của hình thức bán hàng này. Cụ thể khoản 1, Điều 7 Nghị định 110 quy định "Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC". Song, các doanh nghiệp sẽ lấy chữ "tham gia" để lý luận ngược lại. "Tham gia tức là chỉ vào mạng lưới với mục đích dùng hàng hoặc bán lẻ, còn để kinh doanh, để có quyền mời người, để phát triển hệ thống thì gọi là đầu tư. Mà đầu tư thì phải đóng tiền là chuyện hoàn toàn hợp lý". Khoản 2, Điều 7 quy định: "Cấm doanh nghiệp BHĐC yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới". Để lách quy định này, họ lý luận rằng công ty không ép mua, hàng hóa là do người tham gia tự nguyện mua. Không chỉ có vậy, không ít mặt hàng, chất lượng chỉ được kiểm chứng bằng từ những lời "rỉ tai" của hội viên, kèm theo vô vàn những lời đồn thổi kỳ ảo để bán với giá trên trời!
Trở lại trường hợp của Agel, đây là trường hợp tiêu biểu chứ chưa chắc đã là duy nhất. Đằng sau vụ đổ vỡ của mạng kinh doanh hàng đa cấp Agel, một lần nữa cho thấy việc quản lý các đơn vị, hoạt động kinh doanh đa cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều kẻ hở để bị lợi dụng.
* Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, hiện Sở chỉ nhận được một hồ sơ của đơn vị thuê vận chuyển bị Agel nợ tiền, ngoài ra chưa nhận được thông tin nào về việc ngừng hoạt động của Công ty Agel hay văn bản tố cáo của người bị thiệt hại. Quyền lợi người tham gia phải gắn liền với hợp đồng giữa người tham gia và Công ty Agel, nếu hợp đồng bị vi phạm gây thiệt hại cho người tham gia, người tham gia có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo để truy cứu trách nhiệm.
* Agel Việt Nam được thành lập vào năm 2008 dưới hình thức Công ty TNHH gồm 2 thành viên. Đứng tên Giấy phép kinh doanh là bà Hoàng Hải Yến với 10% cổ phần, còn 90% thuộc về Agel Mỹ. Bà Yến đồng thời là nhà phân phối. Thời điểm lớn mạnh nhất vào 2009 - 2010 khi thành viên lên tới 50.000 người. Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 7 vừa qua, Agel Việt Nam đã tuyên bố đóng cửa
* Dù đã có quy định khá rõ ràng về quản lý với BHĐC nhưng cái khó trong xử lý với các công ty phạm luật, là do không có người chịu đứng ra tố cáo, làm chứng. Sai phạm phổ biến hiện nay của các Công ty BHĐC là "ép" người tham gia bằng nhiều hình thức phải mua sản phẩm của công ty với giá đắt. Theo quy định của Nghị định về BHĐC,những vi phạm này DNbị phạt từ 50 - 70 triệu đồng… Thực tế thời gian qua vì không có bằng chứng hoặc người đứng ra tố cáo, các công ty BHĐC dễ dàng chối tội, cho rằng đấy là trách nhiệm của nhân viên môi giới.
                        Ông Trần Anh Sơn, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương Việt Nam
* Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được đơn thư khiếu nại nào liên quan đến các mặt hàng đa cấp. Nếu xác định những người mua hàng đa cấp của Agel Việt Nam là người tiêu dùng - sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc tổ chức thì Hội sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ theo đúng các quy định của Luật Bảo vệ Người tiêu dùng trong trường hợp họ đứng đơn khởi kiện. Tuy nhiên, nếu đối tượng khởi kiện là người kinh doanh hàng đa cấp thì không thuộc đối tượng được điều chỉnh của Luật.

           Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

* Không phải mạng lưới bán hàng đa cấp nào cũng là lừa đảo song sự đổ vỡ của Agel Việt Nam là lời cảnh tình cho mọi người: Trước khi tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp cần tìm hiểu kỹ về hoạt động (nhà máy, trụ sở, pháp lý,...), tìm hiểu các quy định mà DN đặt ra để trở thành thành viên trong mạng lưới của họ. Nếu thấy có các dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật, bạn không nên tham gia vào. Nên tham gia vào các chương trình đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh theo mạng trước khi gia nhập vào bất cứ công ty MLM nào đó.
Nguyễn Thị Thu Hiền Công ty CP Dược phẩm Việt Nam
Để có những kiến thức căn bản về Kinhd doanh theo mạng và cách lựa chọn công ty hợp tác uy tín hãy truy cập http://typhumlm.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét